Kết quả tìm kiếm cho "rộng hơn 2.000m2"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 364
Những năm gần đây, công tác xã hội hóa trong lĩnh vực thể dục - thể thao (TDTT) ở huyện Phú Tân tiếp tục được nhiều cá nhân, doanh nghiệp hưởng ứng. Bên cạnh đầu tư các sân, bãi tập luyện, một số nơi còn xã hội hóa các giải đấu, gắn với hoạt động xã hội - từ thiện, thu hút nhiều người tham gia.
Thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Phú tích cực triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội đến với người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo... Qua đó, giúp nhiều người dân trên địa bàn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế hộ, nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững.
Về xã Tân Lợi (TX. Tịnh Biên) hỏi thăm ông Lê Thanh Long hầu như ai cũng biết. Với người dân Tân Lợi, ông Long là điển hình cho ý chí vươn lên làm giàu từ vùng đất khó, tích cực khi tham gia hoạt động xã hội - từ thiện tại địa phương.
Thời gian qua, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ đậu nành rau giữa Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) với các địa phương và nông dân trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực, hiệu quả kinh tế cao. Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, sự đồng thuận của nông dân, diện tích trồng được mở rộng từng năm… Qua đó, góp phần cải tạo đất, tăng giá trị sản xuất, lợi nhuận…
Trung tâm Đặc sản Việt Nam tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vừa được khánh thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hơn 9 triệu du khách khi đến với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là Trung tâm Đặc sản Việt Nam lớn nhất ĐBSCL, kênh xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm OCOP lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tiến tới đưa sản phẩm OCOP, đặc sản các tỉnh tiếp cận thị trường Campuchia và khu vực.
Với phương châm “Vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, đẹp về ý thức, mạnh về tổ chức”, hết bệnh chứ không hết giờ; thực hiện và làm theo Bác Hồ, Bác Tôn, “Lương y như từ mẫu”, “vì sức khỏe Nhân dân”, công tác khám, chữa bệnh (KCB) bằng đông y và kết hợp đông y với y học hiện đại trong KCB phục vụ sức khỏe Nhân dân đạt nhiều kết quả, đáp ứng nhu cầu KCB bằng y học cổ truyền và mang lại hiệu quả cao.
Ở huyện cù lao Phú Tân, nhiều mô hình kinh tế tập thể (câu lạc bộ nông dân, tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX)) đã và đang hoạt động chất lượng, hiệu quả. Điểm chung của các mô hình này là chú trọng phát triển, huy động nguồn vốn góp của thành viên, hoạt động liên kết được mở rộng.
Trong thực hiện tam nông, An Giang nỗ lực xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại, trở thành những miền quê đáng sống. Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh vẫn dựa trên nền tảng nông nghiệp, nhưng là nền nông nghiệp xanh, giá trị cao và bền vững.
Việc xả lũ định kỳ giúp thực hiện đúng quy trình vận hành kiểm soát lũ, vệ sinh đồng ruộng, tạo độ lắng phù sa và mang lại những vụ mùa bội thu. Xả lũ ở từng địa phương gắn liền với tình hình chung toàn tỉnh, để điều tiết mực nước, xây dựng giải pháp bảo vệ sản xuất lúa vụ thu đông, vườn cây ăn trái...
Tuy năng suất thấp, nhưng lúa mùa nổi là loại lúa sạch, có giá trị dinh dưỡng, giá bán cao. Tận dụng nền gốc rạ từ lúa mùa nổi để canh tác rau màu giúp giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, người dân huyện Tri Tôn yên tâm bám lúa mùa nổi, canh tác thuận thiên theo hướng bền vững.
Tận dụng thế mạnh sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) chuyển dịch cơ cấu cây trồng, không ngừng đổi mới tư duy canh tác, liên kết, hợp tác trong sản xuất - kinh doanh. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Ngày 12/8, tại xã Bình Hòa (huyện Châu Thành), Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp quốc tế tổ chức Hội thảo đầu bờ và tham quan, trao đổi, thảo luận tại ruộng lúa canh tác giống lúa Hưng Long 555.